


Câu hỏi: Tôi đang phụ trách mảng môi trường của một công ty chế biến thủy sản. Hệ thống xử lý nước thải của chúng tôi hoạt động theo mùa (từ tháng 4 tới tháng 11), còn lại chỉ cho hệ thống hoạt động cầm chừng vì thời gian này chúng tôi không sản xuất.
Tính chất nước thải của chúng tôi như sau:
Đầu vào | Đầu ra |
COD = 1.030 mg/l | COD = 420 mg/l |
BOD = 512 mg/l | BOD = 89 mg/l |
TN = 260 mg/l | TN = 210 mg/l |
Tôi đang muốn nuôi cấy bổ sung cho vi sinh trong hệ thống, đồng thời xử lý được các chất ô nhiễm có trong nước thải mà hiện nay hệ thống của chúng tôi chưa xử lý được.
Mong công ty tư vấn và cho tôi giải pháp sớm nhất vì chỉ còn 1 tháng nữa là chúng tôi sản xuất trở lại
Xin chân thành cám ơn! Ms. Binh (Công ty chế biến thủy sản H.T)
Câu trả lời:
Rất cám ơn câu hỏi của chị gửi về công ty chúng tôi.
Hệ thống xử lý nước thải của chị đang có một vấn đề lớn dẫn đến hàm lượng TN trong nước thải không được xử lý hiệu quả, đó chính là thiếu đi bể anoxic – công trình quan trọng để xử lý Nitơ tổng. (Chị có thể tham khảo các câu trả lời về xử lý Ni tơ trong mục câu hỏi Môi trường để có thêm thông tin).
Do vậy nếu bên chị muốn xử lý Nitơ triệt để, hệ thống phải được cải tạo lại. Dựa vào hệ thống hiện hữu, chị có thể chuyển đổi công năng của bể trung gian thành bể anoxic (bằng nhiều cách: lắp đặt cánh khuấy, hệ thống sục khí thô hoặc máy sục khí chìm…) và bổ sung dòng tuần hoàn từ bể hiếu khí về bể này để hoàn thiện quá trình xử lý Nitơ.
Bên cạnh đó, BOD và COD trong hệ thống của chị chưa được xử lý hiệu quả, điều đó có thể được chứng minh qua kết quả nước đầu ra đang vượt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cho phép.
Dưới đây là các chủng vi sinh Biotech Việt Nam có thể cung cấp cho chị để hệ thống xử lý hoạt động hiệu quả, đạt quy chuẩn đầu ra cho phép
Sau khi cải tạo xong hệ thống, chị nên kiểm tra lại kết quả đầu ra để xác định lại thành phần ô nhiễm và gửi về cho chúng tôi, chúng tôi sẽ lên phương án vi sinh cụ thể cho hệ thống của chị.
Xin trân trọng và kính chào!
Hotline: 0914.811.441