Trước tình trạng sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn do sâu bệnh hại tấn công, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong nông sản, đặc biệt là bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa được chú trọng, đất canh tác bị thoái hóa, thiếu chất dinh dưỡng,…. Vậy làm sao để bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái một cách tốt nhất? Đó chính là mục tiêu của xu hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ 4.0. Hãy cùng nhau tìm hiểu về mô hình nông nghiệp hữu cơ ngay nhé!
1. Nông nghiệp hữu cơ là gì?
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa vào các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và các chu kỳ thích nghi với điều kiện địa phương, thay vì sử dụng các yếu tố đầu vào có tác dụng phụ. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, đổi mới và khoa học để mang lại lợi ích cho môi trường chung, thúc đẩy các mối quan hệ công bằng và chất lượng cuộc sống tốt cho tất cả mọi người.
Đây là một hệ thống xem xét các tác động môi trường và yếu tố nông nghiệp bằng cách loại bỏ việc sử dụng các đầu vào tổng hợp, như phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hạt giống và giống biến đổi gen, chất bảo quản, phụ gia. Chúng được thay thế bằng các biện pháp quản lý canh tác hữu cơ cụ thể nhằm duy trì, tăng độ phì nhiêu cho đất lâu dài và ngăn ngừa sâu bệnh hại.
Nhìn chung mô hình nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện, duy trì cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, có chất lượng cao,… Ngoài ra còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho chữa bệnh, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương,…
2. Các nguyên tắc chung của sản xuất hữu cơ
Bao gồm:
+ Bảo vệ môi trường, giảm thiểu suy thoái và xói mòn đất, giảm ô nhiễm, tối ưu hóa năng suất sinh học và thúc đẩy trạng thái cây khỏe mạnh.
+ Duy trì độ phì nhiêu của đất lâu dài bằng cách tối ưu hóa các điều kiện cho hoạt động sinh học trong đất.
Nông nghiệp hữu cơ thúc đẩy việc sử dụng luân canh cây trồng và che phủ cây trồng. Dư lượng hữu cơ và chất dinh dưỡng sản xuất trong trang trại được tái chế trở lại đất. Cây che phủ và phân ủ được sử dụng để duy trì chất hữu cơ và độ phì nhiêu của đất. Các phương pháp phòng chống côn trùng và phòng bệnh được thực hiện, bao gồm luân canh cây trồng, cải thiện di truyền và các giống kháng. Quản lý dịch hại và cỏ dại thích hợp. Các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học được phê duyệt hữu cơ bao gồm các sản phẩm quản lý dịch hại tự nhiên và các sản phẩm quản lý dịch hại khác có trong Danh mục chất được phép sử dụng dựa theo tiêu chuẩn hữu cơ.
3. Những lợi ích của nông nghiệp hữu cơ đối với môi trường như thế nào?
a. Đất
Các thực hành cải tạo đất như luân canh cây trồng, xen canh, quan hệ cộng sinh, tàn dư cây trồng, phân bón hữu cơ và làm đất là trọng tâm của thực hành hữu cơ. Chúng khuyến khích hệ động vật và thực vật đất, cải thiện sự hình thành và cấu trúc đất, tạo ra các hệ sinh thái ổn định hơn. Đổi lại, chu kỳ dinh dưỡng và năng lượng được tăng lên và khả năng giữ lại của đất đối với chất dinh dưỡng và nước được tăng cường, bù đắp cho việc không sử dụng phân khoáng. Các kỹ thuật quản lý như vậy cũng đóng một vai trò quan trọng trong kiểm soát xói mòn đất. Khoảng thời gian đất tiếp xúc với lực xói mòn bị giảm, đa dạng sinh học của đất tăng lên, tổn thất dinh dưỡng trong đất giảm, giúp duy trì và nâng cao năng suất của đất.
b. Nước
Trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp, ô nhiễm các nguồn nước ngầm với phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học là một vấn đề lớn. Vì vậy, việc sử dụng chúng bị cấm trong nông nghiệp hữu cơ, chúng được thay thế bằng phân bón hữu cơ (ví dụ như phân chuồng, phân động vật, phân xanh) và thông qua việc sử dụng đa dạng sinh học, tăng cường cấu trúc đất và nước. Hệ thống hữu cơ được quản lý tốt với khả năng lưu giữ chất dinh dưỡng tốt hơn, giảm đáng kể nguy cơ ô nhiễm nước ngầm.
c. Dịch vụ sinh thái
Tác động của nông nghiệp hữu cơ đến tài nguyên thiên nhiên lên hệ sinh thái nông nghiệp rất quan trọng cho cả sản xuất nông nghiệp và bảo tồn thiên nhiên. Các dịch vụ sinh thái có nguồn gốc thiên nhiên bao gồm việc cải tạo đất, ổn định đất, tái chế chất thải, cô lập carbon, tuần hoàn dinh dưỡng, thụ phấn và môi trường sống. Bằng cách chọn các sản phẩm hữu cơ, người tiêu dùng thông qua sức mua của mình sẽ thúc đẩy một hệ thống nông nghiệp hữu cơ ít gây ô nhiễm sinh thái hơn.
4. Thay đổi tư duy trong canh tác hữu cơ nông nghiệp
Thực tế nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, ở một vài địa phương đã có một số trang trại trồng cây theo phương thức nông nghiệp hữu cơ. Nhưng số lượng còn hạn chế, các trang trại còn manh mún, nhỏ lẻ, chi phí đầu tư cao, chính vì thế canh tác hữu cơ chưa thật sự mang lại hiệu cao và phổ biến do một số nguyên nhân như: tập quán canh tác của người nông dân đã quá lâu khó thay đổi nhận thức, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kĩ thuật...
Công ty cổ phần công nghệ Biotech Việt Nam không phải là doanh nghiệp đầu tiên thực hiện sử dụng những sản phẩm sinh học bao gồm: cải tạo đất, kích thích tăng trưởng, bảo vệ thực vật, bảo quản nông sản sau thu hoạch để làm nông nghiệp hữu cơ. Nhưng Công ty cổ phần công nghệ Biotech Việt Nam sẽ mang những sản phẩm sinh học được nhập khẩu độc quyền để phục vụ sản xuất nông sản theo hướng nông nghiệp hữu cơ trên diện rộng.
Hơn 8 năm qua, Công ty cổ phần công nghệ Biotech Việt Nam đã có mặt trên khắp mọi miền của cả nước, trong đó phát triển mạnh ở các khu vực như: Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Miền Tây, Hố Chí Minh và đã cùng bà con nông dân, các chủ trang trại thực hiện, hướng dẫn kĩ thuật, hỗ trợ tư vấn, cung cấp quy trình trồng bằng việc sử dụng sản phẩm sinh học của công ty, ứng dụng vào sản xuất nông sản.
Đặc biệt hơn Biotech Việt Nam cùng với bà con nông dân góp phần trả lại sự hài hòa của môi trường canh tác. Đất canh tác được cải tạo hiệu quả hơn bằng cách sử dụng những vi sinh vật có lợi phân giải các hợp chất khó tan trong đất do thuốc bảo vệ thực vật hóa học gây ra, tăng độ tơi xốp cho đất, không ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người.
Tóm lại
Nông nghiệp hữu cơ có thể là một phương pháp sản xuất thay thế nông nghiệp truyền thống cho nông dân, đáp ứng được nhu cầu thị trường phát triển nông nghiệp sạch hiện nay. Góp phần thay đổi môi trường và hệ sinh thái nông nghiệp. Giải quyết được những vấn đề về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, suy thoái đất canh tác, tính kháng thuốc của sâu bệnh hại, giảm nguy cơ lây lan và xâm nhập của các loài sâu hại mới.