


BIO M1 chứa 32 chủng vi khuẩn như Bacillus spp, Rhodopseudomonas spp, Nitrobacter spp, Nitrosomonas spp…
Quy trình ủ phân hữu cơ ứng dụng sản phẩm vi sinh BIO M1
Một số lưu ý khi ủ phân hữu cơ
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tối đa cần duy trì : 50-60oC. Nếu nhiệt độ < 50oC: Mầm bệnh không được tiêu diệt hoàn toàn. Nếu nhiệt độ > 60oC: Ức chế hoạt động của vi sinh
- Độ ẩm: Là yếu tố cần thiết trong quá trình hòa tan dinh dưỡng vào nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn. Độ ẩm tối ưu: 50-60%. Nếu độ ẩm < 30 % : Hạn chế hoạt động của vi sinh. Nếu độ ẩm > 65 % : Quá trình phân hủy bị chậm lại, chuyển sang kỵ khí vì tắc nghẽn không khí, gây mùi hôi, rò rỉ dinh dưỡng và lan truyền sinh vật gây bệnh. Nếu bóp thấy nước rỉ ra ngoài kẻ tay là thừa nước, phải sung thêm lá cỏ khô, rơm rạ để điều chỉnh độ ẩm. Nếu bóp thấy rác dính chặt thì độ ẩm đạt yêu cầu. Nếu bóp thấy rác không dính chặt (bời rời) thì không đủ nước, cần bổ sung thêm nước (vừa đủ).
- Độ rỗng: Ảnh hưởng đến quá trình cung cấp khí oxy cần thiết cho sự trao đổi chất, hô hấp của vi sinh vật và sự oxy hóa các phân tử hữu cơ có trong nguyên liệu ủ. Độ rỗng thông thường: 32-60%; tối ưu: 32-36 %. Độ rỗng quá nhỏ: hạn chế sự vận chuyển oxi, hạn chế giải phóng nhiệt và tăng nhiệt trong khối ủ. Độ rỗng quá lớn: nhiệt độ khối ủ bị thấp và mầm bệnh không bị tiêu diệt.
- Tỉ lệ C/N: Là thông số dinh dưỡng quan trọng nhất.Tỷ lệ C/N tối ưu: 20-40. C/N < 20: Dư thừa Nito phát sinh mùi hôi như NH3. C/N > 40: Hạn chế sự phát triển của vi sinh + sinh nhiệt kém.
Hotline: 0914 811 441