1. Tổng quan về nước thải xi mạ
Nước thải phát sinh từ ngành sản xuất xi mạ có hàm lượng kim loại nặng rất cao như: crom, niken, đồng,.. nếu không được xử lý nhanh chóng và xả trực tiếp ra môi trường sẽ ngấm vào đất, nước,… gây ăn mòn đường ống dẫn nước, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, vật nuôi.
2. Nguồn gốc phát sinh nước thải mạ kẽm
Nước thải chủ yếu từ quá trình sản xuất của nhà máy: Quá trình mạ điện và nước thải sinh ra trong quá trình làm sạch bề mặt.
3. Đặc trưng của nước thải xi mạ:
- Nước thải từ quá trình xi mạ có thành phần đa dạng về nồng độ và pH biến đổi rộng từ 2 – 3 đến 10 – 11.
- Đặc trưng chung của nước thải ngành xi mạ là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tuỳ theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm có thể là Cu, Zn, Cr, Ni,… Các chất hữu cơ ít có trong nước thải xi mạ, phần chủ yếu là chất tạo bông, chất hoạt động bề mặt … nên BOD, COD thường thấp.
4. Quy trình xử lý nước thải mạ kẽm:
- Bể điều hòa có nhiệm vụ là điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải. Tại đây bể sẽ được trang bị thiết bị sục khí tránh tình trạng lắng cặn tích tụ ở dưới đáy bể và ổn định mức độ dòng chảy tạo điều kiện cho bước xử lý hóa học tiếp theo.
- Nước thải sau khi đã qua công đoạn sản xuất của nhà máy sẽ được thu gom và chuyển qua bể tiếp nhận, tại đây bể sẽ được đặt song chắn rác để giữ lại các chất thải rắn có kích thước lớn. Sau đó nước thải được bơm sang bể điều hòa.
- Xây dựng bể phản ứng. Tại đây nước thải được đo lường và điều chỉnh độ pH sao cho phù hợp phản ứng keo tụ, châm nước thải cùng lượng acid H2S04. Trong bể có trang bị những cánh khuấy, để đảm bảo việc trộn đều nước thải.
- Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất NaOH, CaO được châm vào bể với liều lượng nhất định. Các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước lớn (nơi các ion kết tủa lắng xuống).
- Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy qua bể trung gian để chuẩn bị quá trình lọc áp lực. Bùn được bơm về bể chứa bùn và được thu gom định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các CHC.
- Từ bể trung gian, nước thải được bơm tiếp tục qua bể trao đổi ion. Tại đây những ion kim loại còn lại được xử lý, giữ ngay lại, đảm bảo chất lượng cho nước trong quá trình xử lý.
Trên đây là cách xử lý cũng như quy trình xử lý nước thải mạ kẽm mà Biotech Việt Nam chia sẻ. Tùy vào từng trường hợp, từng mức độ mà liều lượng và phương án có thể thay đổi Liên hệ kỹ thuật để được phương án cụ thể: 0914.811.441
Mách nhỏ:
Địa Điểm Mua Sản Phẩm Vi Sinh Chuyên Dụng Bioclean Chính Hãng
Công ty CP Công nghệ Sinh học Biotech Việt Nam